Hiển thị các bài đăng có nhãn Phụ Nữ - Làm Đẹp. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Phụ Nữ - Làm Đẹp. Hiển thị tất cả bài đăng

Ung thư thường mang những biểu hiện đơn giản như bao bệnh mà ta thường mắc nhưng hậu quả mà nó đem đến thì chẳng bệnh nào sánh bằng. Hãy cùng tìm hiểu những dấu hiệu bệnh ung thư thường hay gặp ở các chị em phụ nữ.

1. Chướng bụng

4 dấu hiệu bất thường chỉ thấy ở chị em phụ nữ báo hiệu căn bệnh ung thư đáng sợ - 1

Phụ nữ thường rất hay kêu bị đầy chướng bụng, đặc biệt vào những ngày đèn đỏ ; nhưng nếu cảm giác chướng bụng kéo dài hoặc bị táo bón thường xuyên sau kinh nguyệt thì đấy có thể là dấu hiệu của ung thư buồng trứng hoặc ung thư tử cung.

Nhiều bệnh nhân ung thư buồng trứng kể lại họ ban đầu cũng gặp những triệu chứng mơ hồ như đầy bụng, chướng hơi nhưng thường không quan tâm để ý để chữa trị sớm dẫn đến bệnh phát triển phức tạp hơn.

2. Kinh nguyệt bất thường hoặc đau vùng xương chậu

4 dấu hiệu bất thường chỉ thấy ở chị em phụ nữ báo hiệu căn bệnh ung thư đáng sợ - 2

Kinh nguyệt bất thường cũng không thực sự phải là chuyện quá lạ lẫm đối các chị em, nhưng nếu nếu chảy máu ngày càng nặng theo tháng, máu chảy giữa kỳ, hoặc bị đau vùng xương chậu thì hãy liên lạc bác sỹ để tiến hành siêu âm kiểm tra ung thư tử cung, buồng trứng hoặc các bệnh ung thư âm đạo khác.

3. Thay đổi về kích thước hoặc màu sắc của bộ ngực

4 dấu hiệu bất thường chỉ thấy ở chị em phụ nữ báo hiệu căn bệnh ung thư đáng sợ - 3

Các mẹ vẫn thường rỉ tai nhau rằng những cục lồi nổi lên trên ngực là ung vú, thực tế câu chuyện không chỉ đơn giản vậy, vẫn còn có rất nhiều thay đổi về ngực có thể báo hiệu ung thư vú.

Rich Wender - chủ tịch phòng chống ung thư Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ cho biết: "Nếu bạn nhận thấy da vùng ngực của bạn bị lún xuống, núm vú bị nghiêng, sưng tấy, dị ứng, hoặc màu sắc núm đổi sang đỏ thẫm hoặc hồng, tất cả điều này có thể đáng để mắt. Những dấu hiệu này không nhất thiết có nghĩa là ung thư, nhưng đây cũng chính là lý do tại sao phụ nữ thường chậm trễ trong việc điều trị vì họ hy vọng nó sẽ không là gì cả."

4. Chảy máu sau mãn kinh

4 dấu hiệu bất thường chỉ thấy ở chị em phụ nữ báo hiệu căn bệnh ung thư đáng sợ - 4

Việc này cũng không hẳn là quá hiếm nhưng vẫn nên cẩn thận. Maurie Markman, bác sĩ chuyên khoa ung thư tại các Trung tâm Điều trị Ung thư Mỹ cho hay, nếu bạn đột ngột bắt đầu có kinh và chảy máu đều đặn như thường sau khi đã mãn kinh thì nó có thể là dấu hiệu sớm cảnh báo ung thư tử cung. Theo Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ, phụ nữ được chẩn đoán ở giai đoạn 1, khi ung thư chưa lan rộng sẽ có tỷ lệ sống sót trong 5 năm là 88%.https://www.xn--mypdu-xqa1d8919a.vn/

Chuyên mục:

Bất ngờ với bệnh nhân 25 tuổi đã bị mãn kinh

Phụ nữ, ai cũng phải trải qua các giai đoạn thay đổi sinh lý quan trọng trong cuộc đời. Đó là: dậy thì, sinh nở, tiền mãn kinh, mãn kinh. Tiền mãn kinh, đặc biệt mãn kinh là thời kỳ mà nhiều phụ nữ cảm thấy sợ hãi khi phải đối mặt. Mãn kinh thường xảy ra ở phụ nữ trong độ tuổi 45 hoặc 55, nhưng cũng có nhiều phụ nữ trải qua thời kỳ mãn kinh sớm do một số yếu tố.

Gần đây, một trường hợp mãn kinh sớm khi mới 25 tuổi được bác sĩ Lê Thị Hiếu chia sẻ khiến nhiều người bất ngờ bởi từ 25 đến 29 là độ tuổi thích hợp về cả thể chất và tinh thần cho phụ nữ sinh con, thế nhưng bệnh nhân có kết quả xét nghiệm mãn kinh sớm, không thể có thai bằng trứng của mình.

Cô gái amp;#34;chết lặngamp;#34; khi 25 tuổi đã mãn kinh và những dấu hiệu phụ nữ nhất định phải biết - 1

Những trường hợp mãn kinh sớm có nhu cầu sinh con phải đi xin trứng, xin noãn của người khác để mang thai. (Ảnh minh họa)

Theo chia sẻ của bác sĩ, bệnh nhân sinh năm 1993 đến khám bệnh vì mong con. Tuy nhiên khi xét nghiệm cho kết quả bị mãn kinh sớm. Đặc biệt, xét nghiệm AMH (Anti-mullerian Hormone - là xét nghiệm chính xác nhất để đánh giá khả năng sinh sản của buồng trứng) thấp dưới 0,01ng/mL trong khi chỉ số bình thường là 1,18-9,16 ng/mL.

Theo đó, bệnh nhân không thể có thai bằng trứng của mình mà phải xin trứng nếu muốn có thai. Bệnh nhân cũng đã được bác sĩ tư vấn dùng nội tiết thay thế để tránh bệnh tim mạch, loãng xương, sa sút trí tuệ, già hóa sớm...

Những dấu hiệu cơ bản về mãn kinh sớm

Chia sẻ về vấn đề này, bác sĩ Nguyễn Văn Thắng, Bệnh viện Phụ sản Trung Ương cho biết, hiện nay không có phương pháp nào điều trị mãn kinh sớm. Những trường hợp mãn kinh sớm có nhu cầu sinh con phải đi xin trứng, xin noãn của người khác để mang thai.

“Mãn kinh là một giai đoạn bắt buộc phải trải qua của người phụ nữ. Mãn kinh sớm tức là suy sớm buồng trứng, hiện tượng này chiếm tỉ lệ không nhiều. Có những phụ nữ rất trẻ nhưng đã mãn kinh, buồng trứng không còn hoạt động được nữa. Những trường hợp như vậy thường là tình trạng bệnh nhân đi khám hiếm muộn kiểm tra và phát hiện ra. Nếu không phải đi khám hiếm muộn rất ít người để ý”, bác sĩ cho hay.

Cô gái amp;#34;chết lặngamp;#34; khi 25 tuổi đã mãn kinh và những dấu hiệu phụ nữ nhất định phải biết - 3

Mãn kinh sớm thường do yếu tố nội tiết tố, do di truyền của gia đình cộng hưởng nhiều yếu tố khác hiện nay. (Ảnh minh họa)

Cũng chia sẻ về vấn đề mãn kinh sớm ở phụ nữ, bác sĩ Phạm Văn Hùng – Khoa Sản, Bệnh viện Đa khoa Đống Đa cho biết thêm, anh đã từng gặp 2 bệnh nhân bị mãn kinh sớm ở độ tuổi 36-38. Rất may cả 2 bệnh nhân đều đã có con.

Theo bác sĩ Hùng, mãn kinh sớm thường do yếu tố nội tiết tố và do di truyền của gia đình, người mẹ bị mãn kinh sớm thì con cũng có thể giống như vậy trong tương lai. Tuy nhiên mãn kinh sớm không gặp nhiều trong cộng đồng, một năm chỉ gặp 2-3 trường hợp.

“Độ tuổi mãn kinh bình thường là 45-55 tuổi. Dưới 40 tuổi được gọi là mãn kinh sớm. Nguyên nhân của hiện tượng mãn kinh sớm hiện nay có nhiều yếu tố cộng hưởng lại. Nguy cơ của hiện tượng này là gây già nua, sạm da, nám má, bốc hỏa, rối loạn nội tiết, làm cho người ta bứt rứt, khó chịu,…”, bác sĩ Hùng cho biết.  

Dấu hiệu mãn kinh bao giờ cũng có rối loạn kinh nguyệt, kinh nguyệt thất thường. Chu kỳ kinh dừng đột ngột hoặc ngắn lại, thưa ra, rong kinh, rong huyết...  Bên cạnh đó còn có dấu hiệu bốc hỏa thường xuyên, vã mồ hôi từng cơn, nóng bừng, hay cáu gắt, tức bụng dưới. Trong đó, dấu hiệu rối loạn kinh nguyệt và hay bốc hỏa là 2 dấu hiệu cơ bản nhất.

Để trì hoãn hiện tượng mãn kinh, mọi người nên vui vẻ, có chế độ ăn uống, sinh hoạt tốt, không áp lực và không bị những stress tình cảm. Tích cực sử dụng các thực phẩm giàu hormon sinh dục nữ, ví dụ như buồng trứng chuẩn bị đẻ của gà mái tơ, đậu nành, đậu xanh, giá đậu, mầm đậu nành, lạc, vừng, dừa…

Ngoài ra, cuộc sống vợ chồng, gia đình, công việc ổn định cũng góp phần cải thiện được hiện tượng này.

Chuyên mục:

Chuyên mục:

1. Có mùi

Khi âm đạo bị viêm nhiễm do vi khuẩn hoặc trùng roi trichomoniasis, vùng kín của chị em sẽ có những mùi khó chịu, bất thường. Trong trường hợp này, cách giải quyết tốt nhất mà nhiều bác sĩ khuyên dùng đó chính là uống thuốc kháng sinh.

2. Khô hạn

Khô âm đạo không chỉ gặp ở phụ nữ lớn tuổi, mà còn là dấu hiệu xuất hiện ở những cô nàng trẻ tuổi khi mang thai hay đang dùng các loại thuốc như thuốc kháng histamine hay thuốc chống trầm cảm.

3. Ngứa ngáy, có dịch bất thường

Bạn có cảm giác như kiến bò trong “vùng kín” và cảm giác này lặp lại nhiều lần? Đây có thể là dấu hiệu của bệnh nhiễm trùng nấm men hoặc viêm âm đạo do vi khuẩn.

Chị em cảnh giác với dấu hiệu amp;#34;vùng kínamp;#34; đang mắc bệnh mà chẳng hề hay biết - 1

Khí hư có thể đi kèm hàng tá vấn đề khác nhau. Tuy nhiên, đừng hoảng sợ nếu điều này diễn ra hằng tháng vì đây là hiện tượng sinh lý thông thường của phụ nữ. Nhưng nếu bạn thấy khí hư của mình có màu, mùi khác lạ, hãy đến bác sĩ.

+ Khí hư ra nhiều bất thường, có màu vàng đặc giống như những giọt mủ đây chính là biểu hiện của bệnh viêm âm đạo do nấm;

+ Khí hư ra loãng như nước thì có thể là bạn đã mắc bệnh viêm tử cung;

+ Khí hư ra nhiều, màu đục, dính như hồ dán thì khả năng bạn đã mắc bệnh viêm cổ tử cung;

+ Khí hư có màu trắng dính và nhầy, có loãng như nước, không mùi thì có thể là một trong hai bệnh u xơ cổ tử cung và viêm lộ tuyến cổ tử cung;

4. Đau bên trong

Đau sâu trong “cô bé”, đặc biệt trong lúc quan hệ tình dục có thể là dấu hiệu của chứng viêm màng dạ con hoặc u nang buồng trứng. Bác sĩ có thể khám phụ khoa hoặc siêu âm để tìm ra nguyên nhân cho bạn.

5. Chảy máu

Nếu quan sát thấy âm đạo có hiện tượng chảy máu bất thường, không phải trong kỳ nguyệt san thì có thể là dấu hiệu chị em đang bị rối loạn hormone hoặc các bệnh ở buồng trứng của chị em, u xơ tử cung hoặc nặng hơn là ung thư cổ tử cung.

Chị em cảnh giác với dấu hiệu amp;#34;vùng kínamp;#34; đang mắc bệnh mà chẳng hề hay biết - 2

Nếu bị chảy máu ngoài kỳ kinh nguyệt, điều đầu tiên bạn nên nghĩ đến là sự mất cân bằng nội tiết tố do thuốc tránh thai. Nếu chảy máu dai dẳng, bạn phải đến ngay bác sĩ vì đây có thể là dấu hiệu nhiễm trùng, có thai hoặc có polyp ở cổ tử cung.

Nếu chảy máu sau khi làm “chuyện ấy” hoặc đi vệ sinh, có thể bạn đã mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục. Nếu tình trạng kéo dài, bạn cần đến bác sĩ kiểm tra xem liệu mình có mắc bệnh lậu hoặc chlamydia không.

Chuyên mục:

Theo thông tin của Bệnh viện K, ung thư vú là căn bệnh ung thư phổ biến ở phụ nữ Việt Nam và hầu hết các nước trên thế giới. Tại Việt Nam, theo báo cáo của các Trung tâm ghi nhận ung thư, năm 2018 có 164.671 số ca mắc mới ung thư, trong đó ung thư vú chiếm 15.229 ca (9,2%).

Trong 5 loại ung thư hay gặp nhất ở nữ giới, ung thư vú đứng vị trí đầu bảng với 43,1/100.000 dân, với tỉ lệ tử vong 12,9/100.000 dân. Tiếp đến là ung thư đại trực tràng, ung thư cổ tử cung, ung thư phổi, ung thư tử cung.

TS.BS Lê Thanh Đức (trưởng khoa Nội 5, Bệnh viện K) cho biết, theo thống kê ở khu vực châu Á, Đông Nam Á, tỉ lệ ung thư vú trẻ khá cao. Các nước Âu, Mỹ bệnh hay gặp ở người lớn tuổi. Ngay ở Nhật Bản và một số nước châu Á, mắc trẻ khá cao, thậm chí có bệnh nhân 26 – 27 tuổi đã bị ug thư vú. Tại Việt Nam, 31 – 36 tuổi tỉ lệ gặp đã cao hơn các nước Châu Âu, Châu Mỹ. Cá nhân BS Đức đã và đang điều trị cho không ít bệnh nhân bị ung thư vú còn rất trẻ, rất nhiều trong số đó chưa có gia đình và có người vừa còn bước vào ngưỡng cửa đại học.

Trong các loại ung thư ở nữ giới, ung thư vú, cổ tử cung đều có thể sàng lọc và phát hiện sớm. Đặc biệt là với ung thư vú là bệnh dễ phát hiện sớm nhất, là vì bệnh nhân tự sờ thấy được.

Với bệnh ung thư nếu được phát hiện sớm thì sẽ điều trị khỏi, tỷ lệ sống trên 5 năm tương đối cao, đặc biệt là với bệnh ung thư vú. Bệnh nhân ung thư vú nếu phát hiện sớm ở giai đoạn I thì tỷ lệ sống trên 5 năm là 100%, với ung thư cổ tử cung là 80-93%, ung thư đại trực tràng là 88%...

Theo TS Lê Thanh Đức, ung thư vú có thể gặp ở nhiều độ tuổi khác nhau, không loại trừ phụ nữ trẻ tuổi. Chính vì vậy, ngay cả những phụ nữ trong độ tuổi 20 cũng không nên chủ quan mà cần có các biện pháp phòng ngừa.

Dấu hiệu ung thư tấn công amp;#34;núi đôiamp;#34; chị em nên kiểm tra ngay - 1

Đau tức ngực

Theo Caring, bạn đột nhiên bị nhói đau như luồng điện nhẹ đi từ ngực trái đến ngực phải. Đây là dấu hiệu không hề tốt cảnh báo sức khỏe vòng một, có thể liên quan đến ung thư vú.

Ngứa ở ngực

Triệu chứng này, chủ yếu liên quan tới ung thư vú dạng viêm, và thường bị bỏ qua. Người bệnh bị ung thư vú dạng viêm bị ngứa nhiều, nổi mẩn đỏ, hay da sần sùi. Nguyên nhân là do các tế bào ung thư phát triển nhanh chặn mạch máu và bạch huyết mạch ở da, khiến cho chất lỏng tích tụ trong và dưới da, gây kích thích da.

Đau lưng, vai, gáy

Ở một số phụ nữ mắc ung thư vú, họ cảm thấy đau ở lưng hay vai chứ không phải ở ngực hoặc vú. Cơn đau thường xảy ra ở phần lưng trên hoặc giữa 2 bả vai, dễ bị nhầm lẫn với chấn thương dây chằng, viêm xương khớp cột sống.

Thay đổi hình dạng và kích thước vú

Theo Webmd, nhiều phụ nữ không sờ thấy khối u như thông thường mà họ thấy ngực to hơn, chảy xuống thấp hơn, có hình dạng khác thường. Đây là triệu chứng của ung thư vú, thường gặp ở phụ nữ có mô vú dày đặc. Nó cũng khiến việc phát hiện ung thư vú gặp khó khăn hơn, nên nếu bạn có mô vú dày, hãy cảnh giác với những dấu hiệu này.

Sự thay đổi ở núm vú

Một trong những vị trí phổ biến nhất mà khối u thường xuất hiện là bên dưới núm vú, bạn có thể cảm nhận được những thay đổi nhất định như núm vú có thể dẹt hơn, thụt vào trong, hay tiết dịch từ núm vú, có thể lẫn kèm máu. Da của núm vú có thể trở nên sần sùi, có vảy, hay viêm.

Sưng hoặc có khối u, hạch ở nách

Hạch bạch huyết có thể là nguyên nhân của bệnh cảm cúm, nhiễm trùng. Tuy nhiên, nếu có một khối u hoặc vết sưng đau dưới vùng cánh tay kéo dài trong một tuần mà không rõ nguyên nhân, đó có thể là dấu hiệu ban đầu của ung thư vú.

Ngực đỏ, bị sưng

Nếu bạn có cảm giác ngực mình nóng, hay ửng đỏ (thậm chí có màu tím), sưng đau, đó có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng, viêm vú, nhưng cũng có thể là ung thư vú dạng viêm. Nguyên nhân là do các khối u vú đẩy vào chèn ép các mô, khiến ngực bị sưng, đau tức và tấy đỏ.

Chuyên mục:

Bệnh Paget vú

Nếu bạn luôn gặp cảm giác ngứa ngáy, nóng ran ở khu vực "núi đôi” kèm theo sự xuất hiện của lớp vảy cứng thì có thể bạn đang mắc bệnh Paget vú. Căn bệnh này là một dạng bệnh hiếm gặp của ung thư vú, thường xảy ra ở vùng núm vú và quầng vú.

Trong nhiều trường hợp, bạn có thể gặp tình trạng nhũ hoa tiết dịch màu vàng hoặc đỏ nhạt. Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh có thể phát triển thành khối u, rất nguy hiểm.

Viêm da thần kinh

Trong trường hợp bạn gặp hiện tượng ngứa đi kèm rát nhẹ lúc cọ xát vùng "núi đôi" thì đây có thể là triệu chứng ban đầu của bệnh viêm da thần kinh. Tình trạng này sẽ càng nặng thêm nếu bạn cố tình gãi hoặc tác động mạnh lên vùng ngực.

Bên cạnh đó, vùng quanh ngực có thể hình thành các mảng da dày cộm và thô ráp. Lúc này, bạn cần đến bệnh viện để được kiểm tra và chẩn đoán chính xác nhất.

amp;#34;Núi đôiamp;#34; ngứa kiểu này, chị em đi khám ngay lập tức - 1

Nếu thấy có hiện tượng ngứa rát xung quanh khu vực "núi đôi" thì đừng chủ quan xem thường, bởi đây không đơn thuần chỉ là dấu hiệu của bệnh viêm da mà còn cảnh báo một số bệnh nguy hiểm đi kèm. Ảnh minh hoạ: Internet

Viêm da tiếp xúc

Khi mắc phải căn bệnh này, bạn sẽ dễ gặp hiện tượng ngứa ngáy, nổi mụn rộp, phát ban đỏ nếu tiếp xúc với những đồ vật dễ gây kích ứng như đồ trang sức, nước hoa, dưỡng da...

Trong trường hợp cảm thấy tình trạng quá nghiêm trọng thì bạn nên đến bệnh viện để được kiểm tra và điều trị sớm nhất có thể.

Viêm da cơ địa

Người mắc viêm da cơ địa thường gặp triệu chứng ngứa ngáy quanh khu vực "núi đôi”, thậm chí còn xuất hiện vết rộp trên da, phát ban bên ngoài, đóng vẩy cứng. Khi gặp tình trạng này, bạn không nên gãi nhiều vì sẽ khiến da bị nhiễm khuẩn, sưng tấy.

Để cải thiện tình trạng này, bạn nên cấp ẩm cho da, tránh căng thẳng và tiếp xúc với nhiều hóa chất.

Viêm da tiết bã

Những người có làn da dầu thường dễ mắc viêm da tiết bã gây ngứa vùng quanh ngực, bầu ngực… Viêm da bã tiết không chỉ gây ngứa mà còn dẫn đến sự hình thành các vẩy màu trắng hoặc gây vàng da. Tình trạng bệnh sẽ giảm nhẹ vào mùa hè và nặng dần vào mùa đông.

amp;#34;Núi đôiamp;#34; ngứa kiểu này, chị em đi khám ngay lập tức - 2Không chỉ tạo ra một loại nước sốt mì ống ngon tuyệt vời, cà chua nấu chín còn có tác dụng giảm nguy cơ ung thư vú ở phụ nữ. Ảnh minh hoạ: Internet

Những thực phẩm nên ăn để phòng tránh ung thư vú

Không có thực phẩm nào có thể đảm bảo giúp bạn tránh được bệnh ung thư hoàn toàn nhưng nếu có chế độ ăn kết hợp nhiều loại thực phẩm thì có thể giúp đẩy lùi nguy cơ, với chị em thì đặc biệt là ung thư vú.

Dưới đây là một số thực phẩm đã được nghiên cứu và chứng minh là có thể giúp bảo vệ chị em đẩy lùi nguy cơ mắc căn bệnh ung thư phổ biến - ung thư vú.

- Cà chua

- Nấm

- Đậu trắng

- Quả óc chó

- Khoai lang

- Lựu

Chuyên mục:

“Tôi là một sinh viên đại học vừa tròn 20 tuổi. Hai tháng trước, ngực của tôi bỗng nhiên tiết ra sữa mà không rõ lý do. Điều này khiến tôi rất lo lắng, tôi không biết phải làm gì." Cô gái trẻ Xiao Chen nói.

Sau đó, được sự động viên của gia đình, Xiao Chen đã đến khoa Nội tiết, Bệnh viện Khu công nghệ cao của Bệnh viện Trung ương Trịnh Châu trực thuộc Đại học Trịnh Châu.

Khi gặp bác sĩ, Xiao Chen mới tiết lộ trước đây cô bị mất kinh nguyệt suốt 5 tháng nên đã đến bệnh viện ở quê điều trị, các bác sĩ đã tạo một “chu kỳ kinh nguyệt nhân tạo” cho Xiao Chen. Đó là một phương pháp giúp bổ sung estrogen và progesterone ngoại sinh theo hoạt động sinh lý của buồng trứng, từ đó thúc đẩy phục hồi chức năng buồng trứng như ban đầu.

Ngực thiếu nữ đột nhiên chảy sữa cảnh báo căn bệnh ở bộ phận cực quan trọng với chị em - 1

Khoảng 2 tháng trước, cô gái đột nhiên thấy có chất lỏng chảy ra sau khi ấn vào ngực. Ban đầu, nó có màu vàng trong suốt, sau đó dần chuyển màu trắng đục như sữa. Bác sĩ nghi ngờ có thể cô gái trẻ gặp vấn đề với các tuyến nội tiết nên đã tiến hành kiểm tra.

Kết quả cho thấy horome prolactin cao hơn 200mg/ml - gấp 10 lần so với người bình thường. Các nguyên nhân gây tăng prolactin thường do:

- Một số loại thuốc như hlorpromazine, morphin, methyldopa, reserpin, metoclopramide và morphin có thể tác dụng lên vùng dưới đồi và tuyến yên để gây tăng prolactin.

- U tiết prolactin ở tuyến yên có thể làm tăng bài tiết prolactin.

- Các bệnh về vùng dưới đồi, chẳng hạn như viêm não, u bướu, cắt cuống tuyến yên,... có thể thúc đẩy sự tiết prolactin.

- Suy giáp cũng có thể kích thích tiết prolactin tuyến yên quá mức và gây ra bệnh galactorrorr.

Sau khi tìm hiểu chi tiết, bác sĩ xác nhận Xiao Chen không dùng bất cứ loại thuốc nào làm tăng prolactin, vì vậy rất có thể tuyến yên có sự bất thường. Kết quả cộng hưởng từ tuyến yên cho thấy có một khối u kích thước khoảng 2,3cmx1,9cmx1,6cm. Đây chính là thủ phạm gây vô kinh và ngực tiết ra chất lỏng như sữa của Xiao Chen.

Ngực thiếu nữ đột nhiên chảy sữa cảnh báo căn bệnh ở bộ phận cực quan trọng với chị em - 2

May mắn cho cô gái trẻ khi khối u ở tuyến yên không cần phẫu thuật, chỉ uống thuốc cũng có thể khỏi. Phẫu thuật chỉ áp dụng khi khối u bị phì đại.

Tuyến yên dù có kích thước chỉ cỡ hạt đậu nằm ở đáy não của chúng ta nhưng đó là trung tâm nội tiết, ảnh hưởng đến tất cả các khía cạnh của cơ thể bao gồm trạng thái tinh thần, huyết áp, chu kỳ kinh nguyệt, các hoạt động bình thường của phụ nữ mang thai và cho con bú,...

Những dấu hiệu lạ ở ngực chị em cần chú ý

Ngực thay đổi hình dạng

Hình dáng bộ ngực sẽ phát triển và thay đổi theo thời gian nên khi thấy một trong hai bên ngực đột nhiên thay đổi hình dạng thì bạn cần đến gặp bác sĩ để tìm hiểu vấn đề ngay. 

Đau ngực

Mặc áo ngực quá chật, uống quá nhiều cà phê hoặc cơ thể thiếu sắt, đến ngày đèn đỏ là những nguyên nhân gây đau ngực

Có khối u, vết lõm ngực

Điều này có thể do thay đôi nội tiết gây ra u lành tính. Nhưng bạn cũng vẫn nên đến gặp bác sĩ nếu thấy khối u thường xuất hiện đối xứng ở hai bên ngực, dưới nách, phía trước hoặc phía trên núm vú và gây ra cảm giác đau nhức, khó chịu.

Đầu ngực tụt vào trong

Bỗng nhiên thấy núm vú bị tụt vào trong mà không có bất kỳ tác động nào thì cần đến gặp bác sĩ ngay vì đây có thể là một trong những dấu hiệu ban đầu của ung thư vú.

Ngực tiết dịch

Ngực tiết dịch hay mủ đều là những vấn đề  bạn cần lưu tâm. Có thể là do hormone trong cơ thể thay đổi hoặc do một số loại thuốc bạn đang dùng khiến tuyến giáp gặp vấn đề hay u bướu tuyến yên. Lúc này, bạn cần đến gặp bác sĩ để kiểm tra vì nếu ngực tiết dịch lẫn máu cùng với sự thay đổi của màu da thì đó có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư.

Chuyên mục:

Năm 2010, cô Katarina Rivers đã đến gặp bác sĩ vì cảm thấy rất đau đớn khi làm “chuyện ấy” trong suốt 4 năm. Mặc dù bác sĩ giải thích rằng nỗi đau của cô là do quá khứ bị lạm dụng tình dục khiến cô bị ám ảnh và lo sợ.

Tuy nhiên, Rivers không tin vào điều đó, cô vẫn tiếp tục đi khám ở một số nơi khác nhưng câu trả lời vẫn là không có gì bất thường. Cuối cùng, 4 năm sau tại Bệnh viện Sunrise ở Nevada, một bác sĩ đã nói với cô rằng cô đã được khâu lại “vùng kín”.

Thực tế vết khâu này là vết khâu tầng sinh môn được tiến hành sau khi các bác sĩ cắt (rạch) tầng sinh môn để hỗ trợ cho việc sinh nở của bà bầu. Nhiều người còn cho rằng loại phẫu thuật này sẽ khiến cho “vùng kín” khít hơn và cải thiện đời sống tình dục.

Đau amp;#34;vùng kínamp;#34; khi quan hệ, bác sĩ nói do từng bị lạm dụng nhưng sự thật là... - 1

Sau khi nghe bác sĩ giải thích, River đã nhớ lại vấn đề về "chuyện ấy" của cô thực sự đã xảy ra sau khi sinh con. “Sau khi sinh con gái, tình dục đối với tôi trở nên vô cùng đau đớn và khó chịu. Nó trở thành một vấn đề khiến ham muốn tình dục của tôi hoàn toàn sụt giảm và gây ra một số căng thẳng trong cuộc hôn nhân của tôi", Rivers nói với tờ Insider. “Tôi cần phải sử dụng quá nhiều chất bôi trơn và chỉ có thể quan hệ trong khoảng 20 phút trước khi tôi phải bỏ cuộc vì quá đau.”

Theo Đại học Sản Phụ khoa Hoa Kỳ cho biết tầng sinh môn là bộ phận nằm giữa bộ phận sinh dục và hậu môn, có chiều dài khoảng 4 – 5cm, nằm ở phần nông của sàn chậu. Cắt tầng sinh môn chỉ đơn giản là một loại phẫu thuật nhằm mở rộng đường ra cho thai nhi qua ngả âm đạo, ngăn ngừa một số tổn thương và chấn thương nghiêm trọng cho âm đạo khi sinh. 

Việc này bắt đầu từ thế kỷ 18 và trở nên phổ biến rộng rãi trong vòng 100 năm tiếp theo khi mà dụng cụ y khoa được cải tiến, việc mở rộng âm hộ giúp các bác sĩ thao tác bằng tay hoặc với kẹp dễ dàng hơn. Trong một thời gian dài, người ta cho rằng cắt tầng sinh môn an toàn hơn so với việc để âm đạo bị rách tự nhiên. 

Năm 1983, nghiên cứu cho thấy rằng phẫu thuật cắt tầng sinh môn thậm chí làm gia tăng tình trạng tiểu mất kiểm soát và làm suy giảm chức năng tình dục. 

Đau amp;#34;vùng kínamp;#34; khi quan hệ, bác sĩ nói do từng bị lạm dụng nhưng sự thật là... - 2

Ngày nay, việc sử dụng thủ thuật này có tính hạn chế hơn, thường chỉ được thực hiện trong trường hợp thai sản phụ có nguy cơ bị rách cơ vòng hậu môn; có dấu hiệu suy thai hoặc bé sinh ngôi mông, sinh non hoặc có đầu quá lớn. Tuy nhiên, nhiều chị em tin rằng việc khâu tầng sinh môn cải thiện "chuyện ấy" nhưng bác sĩ Marjorie Greenfield - bác sĩ khoa sản cho biết việc này không làm tăng khoái cảm tình dục cho nam giới.

"Về mặt khoái cảm, nếu bạn đang tìm kiếm nhiều ma sát hơn, đây không phải là cách để đạt được điều đó", cô nói "Những gì bạn thực sự cần làm là cải thiện cơ "vùng kín". Âm đạo được tạo ra rất linh hoạt và do đó đường kính của nó có thể thay đổi theo từng trường hợp. Những thứ như bài tập Kegel mới thực sự có thể giúp bạn cải thiện cơ "vùng kín" và giúp đạt khoái cảm tốt hơn." 

Để âm đạo phụ nữ sau sinh nhanh chóng se khít, chị em có thể tập các động tác siết cơ đơn giản tại nhà. Tập luyện các bài tập Kegel sẽ hỗ trợ cơ vùng xương chậu. Đây là bài tập hỗ trợ siết chặt nhóm cơ mu cụt giúp âm đạo phụ nữ sau sinh thu nhỏ về trạng thái ban đầu. Kiên trì tập các bài tập Kegel sẽ giúp các cơ vùng khung xương chậu chị em thêm săn chắc.

Nguyên tắc của bài tập Kegel là chị em phụ nữ học cách co thắt và thư giãn cơ mu một cách tuần tự với thời gian tăng dần từ 1 giây, 3 giây, 8 giây hoặc dài hơn. Bài tập này có thể tập ở nhiều tư thế khác nhau như nằm, ngồi, đi, đứng, khép chân hoặc dạng chân.

Chuyên mục:

Silindile Mangena, 29 tuổi cho biết cô đang lên kế hoạch phẫu thuật tái tạo "vùng kín" sau một thời gian quan hệ với bạn trai cũ Mugove Kurima, 37 tuổi. Người phụ nữ đến từ Harare, Zimbabwe cho biết cô ước tính mức phí phải chi trả cho việc phẫu thuật là 8.000 bảng (hơn 250 triệu).

Tuy nhiên, Silindile muốn Kurima phải trả toàn bộ khoản chi phí này nếu không sẽ kiện anh ra tòa. Theo lời giải thích của Silindile, trước khi quen biết với Kurima, "vùng kín" của cô rất nhỏ gọn. Tuy nhiên sau một thời gian yêu đương, cô đã quyết định chia tay khi cho rằng "cậu nhỏ" lớn bất thường của bạn trai cũ đã kéo giãn âm đạo của cô.

Người phụ nữ khẳng định bị giãn vùng kín do amp;#34;cậu nhỏamp;#34; của bạn trai lớn bất thường - 1

Silindile Mangena cho rằng "cậu nhỏ" lớn bất thường của bạn trai đã kéo giãn âm đạo của cô. (Ảnh minh họa)

Silindile không nói rõ "cậu nhỏ" của người yêu cũ có kích thước ra sao nhưng cô khẳng định đã nhờ luật sư chuẩn bị đơn buộc Kurima trả tiền cho cuộc phẫu thuật tái tạo âm đạo của cô.

Câu chuyện của Silindile đã khiến nhiều người cảm thấy rất hài hước nhưng cũng có những người đặt ra câu hỏi liệu "cậu nhỏ" quá lớn có thể gây ảnh hưởng gì tới tình dục và liệu âm đạo có thể bị giãn ra sau nhiều lần quan hệ hay không?

Thực tế, âm đạo rất linh hoạt, nó có thể giãn rộng ra để quan hệ hay sinh đẻ. Bác sĩ phụ khoa Michelle Metz khẳng định quan hệ tình dục không khiến âm đạo giãn rộng ra kể cả là khi làm chuyện ấy với người có "cậu nhỏ" kích thước lớn. 

Bác sĩ phụ khoa Michelle Metz nói với Women's Health: "Âm đạo giống như một dải cao su giãn ra trong khi quan hệ tình dục và có thể co trở lại hình dạng và kích thước ban đầu sau khi kết thúc".

Vào lần đầu tiên phụ nữ quan hệ tình dục sẽ gây ra sự thay đổi kích thước âm đạo một chút, cửa vùng kín có thể tăng kích thước. Thành âm đạo cũng có thể giãn ra nếu bạn quan hệ với những người đàn ông có dương vật với kích thước khác nhau. Tuy nhiên sự co giãn này không phải vĩnh viễn mà thường phục hồi trở lại hình dạng sau khi kết thúc "cuộc yêu". 

Tuy nhiên, dù âm đạo không thể bị giãn rộng vĩnh viễn do quan hệ nhưng bạn có thể cảm thấy đau nhức hoặc bị rách ở bộ phận này khi làm "chuyện ấy". Bác sĩ Michelle Metz giải thích: “Đó là dấu hiệu cho thấy da âm đạo bị kéo căng quá mức".

Người phụ nữ khẳng định bị giãn vùng kín do amp;#34;cậu nhỏamp;#34; của bạn trai lớn bất thường - 3

Kích thước âm đạo không bị thay đổi sau khi quan hệ. (Ảnh minh họa)

Mặc dù quan hệ không khiến âm đạo bị thay đổi kích thước nhưng sinh đẻ thì có thể. Theo bác sĩ Suzy Elneil, chuyên gia tư vấn về tiết niệu tại Bệnh viện University College, London (Anh), âm đạo của bạn có thể trông rộng hơn so với trước khi sinh con.

Bác sĩ Suzy Elneil nói: "Âm đạo có thể lỏng hơn, mềm hơn và "mở" hơn. Bạn cũng có thể trông hoặc cảm thấy nó bầm tím hoặc sưng tấy một chút. Điều này là bình thường, tình trạng sưng tấy sẽ bắt đầu giảm vài ngày sau khi bạn sinh em bé. Tuy nhiên, âm đạo của bạn có thể sẽ không hoàn toàn trở lại hình dạng trước khi sinh, nhưng điều này không thành vấn đề. Nếu bạn lo lắng, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ".

Chuyên mục:



Các chuyên gia cho rằng nạp nhiều dinh dưỡng, calo và uống nhiều nước là phương pháp hỗ trợ chống lại bệnh COVID.

Các chuyên gia của Trung tâm Dự phòng và kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ (US CDC) cho biết, đến lúc này, virus COVID tạo ra rất nhiều triệu chứng khác nhau ở mỗi người nhiễm bệnh. Các triệu chứng phổ biến nhất, bao gồm sốt, ho khan và khó thở. Nhưng một số người có thể bị đau cơ, mệt mỏi, đau đầu, đau họng và rối loạn tiêu hoá. Cũng giống như bị cúm, bạn có thể không cảm thấy đói, vì mất vị giác và khứu giác, ảnh hưởng đến sự thèm ăn.

Điều đầu tiên, US CDC khuyên một khi nhiễm COVID nên uống thật nhiều nước để hỗ trợ cho cơ thể chống lại virus. Bạn có thể uống trà với mật ong tạo sự dễ chịu và làm giảm cơn ho. Nếu gặp triệu chứng tiêu chảy hay nôn mửa, bạn có thể uống thêm nước điện giải đặc biệt.

Nước dừa hay đồ uống thể thao cũng là điều tốt. Nước trái cây cũng có thể giúp bạn nhận được một số chất dinh dưỡng và giúp bạn uống nhiều hơn vì nó rất ngon.

Nhìn chung, nếu bạn cảm thấy không khỏe, điều quan trọng là phải uống đủ nước và nghỉ ngơi nhiều nhất có thể.

Ngoài ra, bạn cần ăn nhiều thức ăn chứa đầy dinh dưỡng và calo. Vì chúng hỗ trợ bạn chống lại sự nhiễm trùng. Hãy tìm các loại thực phẩm chứa chất dinh dưỡng bao gồm protein, vitamin A, C, D và E và kẽm giúp hỗ trợ hệ thống miễn dịch của bạn.

Một ly sinh tố làm từ trái cây và sữa chua hoặc bơ hạt có thể giúp bạn nạp calo vào cơ thể. Súp gà làm dễ chịu và rất có lợi khi bạn bị nhiễm trùng đường hô hấp. Gừng có thể giúp giảm buồn nôn.

US CDC cũng đưa ra lời khuyên nên tránh một số thứ. Chẳng hạn, nếu bạn có các triệu chứng rối loạn đường tiêu hoá, hãy hạn chế thực phẩm khó tiêu hóa như rau họ cải, đậu và ngũ cốc nguyên hạt. Chúng làm tiêu tốn nhiều năng lượng cơ thể hơn để tiêu hóa và có thể làm rối loạn dạ dày và đường tiêu hóa của bạn. Hãy đổi chúng để lấy những thức ăn dễ tiêu hóa.

Cũng nên hạn chế bánh quy giòn và các loại thực phẩm cứng, giòn khác, thức ăn cay và bất cứ thứ gì rất chua như chanh, giấm có thể gây kích ứng cổ họng nếu bạn bị đau họng.

Chuyên mục:

Hiện nay, ung thư vú là một trong những loại ung thư phổ biến nhất và là nỗi ám ảnh đối với chị em phụ nữ. Tuy nhiên, đây là bệnh hoàn toàn có thể dự phòng và điều trị khỏi nếu được phát hiện kịp thời.

Ung thư vú là loại ung thư thường gặp nhất ở nữ giới. Hàng năm, trên thế giới có khoảng 2 triệu người được chẩn đoán mắc ung thư vú và khoảng người 600.000 người tử vong vì căn bệnh này.

Bệnh ung thư vú sinh ra do các đột biến gen làm tế bào sinh sản không kiểm soát được. Có nhiều lý do mà cơ thể có các đột biến gen, trong đó khoảng 5-7% trường hợp có nguyên nhân di truyền, còn lại hơn 90% trường hợp chịu tác động của các yếu tố môi trường và lối sống.

Theo GS.TS Trần Văn Thuấn, Thứ trưởng Bộ Y tế, với các bệnh ung thư nếu được phát hiện sớm thì sẽ điều trị khỏi, tỷ lệ sống trên 5 năm tương đối cao, đặc biệt là với bệnh ung thư vú.

Cách sờ, nắn ngực để phát hiện bất thường ở vú, dự phòng nguy cơ mắc ung thư vú - 1

Nếu được phát hiện sớm, điều trị kịp thời, bệnh nhân mắc ung thư vú có cơ hội được điều trị khỏi hoàn toàn. Ảnh: TL

Bệnh nhân ung thư vú nếu phát hiện sớm ở giai đoạn I thì tỷ lệ sống trên 5 năm là 100%. Trên thực tế, các bác sĩ Bệnh viện K đã chữa trị cho nhiều trường hợp ung thư vú giai đoạn 1 - 2 khỏi bệnh trên 5 năm, sống 10 năm, 15 năm, thậm chí có những trường hợp lập gia đình, sinh con. Trong khi đó, nếu phát hiện muộn đã di căn, việc điều trị sẽ không mang lại hiệu quả cao.

Hiện trong cộng đồng, nhiều phụ nữ vẫn chưa có kiến thức về biện pháp tự khám vú tại nhà và ý thức được tầm quan trọng của việc đi khám sàng ung thư vú định kỳ nên phần lớn bệnh nhân ung thư vú đến khám và điều trị đã ở giai đoạn muộn, khả năng chữa khỏi thấp, chi phí điều trị tốn kém và kéo dài.

Theo đó, các dấu hiệu cảnh báo bệnh ung thư vú bao gồm: Đau hoặc đỏ vú, tụt núm vú, da vùng vú bị lồi lõm, co kéo bất thường; chảy dịch vú, thay đổi màu sắc trên da của vú, một bên vú dày chắc hơn bên kia; có hạch nách...

Ung thư vú là một bệnh lý có quá trình hình thành bệnh kéo dài, do đó có một khoảng thời gian mặc dù khối u đã hình thành nhưng có thể vẫn không có triệu chứng. Chị em phụ nữ được khuyến cáo nên tự khám vú của mình thường xuyên, để biết được trạng thái bình thường của vú và kịp thời phát hiện những thay đổi tại vú khi nó mới xuất hiện

Các bước tự kiểm tra vú tại nhà:

Cách sờ, nắn ngực để phát hiện bất thường ở vú, dự phòng nguy cơ mắc ung thư vú - 2

Các bước tự khám vú tại nhà

Bước 1: Ngồi hoặc đứng trước gương, hai tay xuôi theo người. Quan sát kỹ xem có sự thay đổi về hình dạng và kích thước vú không?

Bước 2: Đưa 2 tay lên đầu, nhìn kỹ vú từ các hướng khác nhau, tìm sự thay đổi so với lần trước. Kiểm tra núm vú xem có dịch tiết hay chảy máu không?

Bước 3: Đưa tay phải lên đầu, dùng 3 ngón tay trỏ, giữa, áp út của tay còn lại để xoa nắn vú, bắt đầu từ trong quầng vú, vừa ấn nhẹ vừa di chuyển "bước theo nhau" lần ra ngoài theo đường xoắn ốc hoặc thẳng hàng từ trên xuống dưới. Làm tương tự với vú còn lại. 

Bước 4: Dùng ngón tay cái và ngón trỏ vê nhẹ núm vú, bóp nhẹ xem có dịch tiết lạ hay chảy máu không, lật đi lật lại kỹ quanh núm vú. 

Bước 5: Nằm ngửa trên giường, kê gối mỏng dưới vai trái và đưa bàn tay trái ra sau đầu. Dùng tay phải khám vú trái như các bước 3-4. 

Bước 6: Dùng phần mềm ở các đầu ngón tay khum lại miết tìm xem có u, hạch ở hõm nách hay không.

Bên cạnh việc tự khám vú tại nhà, các chị em nên duy trì thói quen tốt cho sức khỏe góp phần giảm nguy cơ mắc ung thư vú bằng cách: Kiểm soát cân nặng, vận động, tập luyện phù hợp. Hiệp hội Ung thư Mỹ khuyến cáo, phụ nữ nên có ít nhất 150 phút luyện tập ở cường độ vừa phải mỗi tuần (lý tưởng nhất là trải đều mỗi ngày, không nên dồn hết cùng một ngày) để dự phòng nguy cơ mắc ung thư vú. 

Chuyên mục:

Vô sinh ở nữ giới khiến chị em mất đi khả năng làm mẹ, ảnh hưởng lớn đến hạnh phúc gia đình. Vì vậy thấy 8 dấu hiệu sau bạn chớ bỏ qua kẻo bị bệnh mà không biết.

Rối loạn chu kỳ kinh nguyệt

Ở tuổi dậy thì, kinh nguyệt không đều có thể là điều bình thường vì lúc này cơ thể chưa hoàn thiện bộ máy sinh sản. Tuy nhiên nếu tình trạng này kéo dài đến tuổi trưởng thành thì nhiều khả năng đây là dấu hiệu của bệnh vô sinh ở nữ giới liên quan đến vấn đề rụng trứng.

Thông thường vòng kinh kéo dài từ 28 - 35 ngày. Nếu nhận thấy chu kỳ kinh nguyệt thay đổi thất thường, lúc đến sớm lúc đến muộn, lượng máu kinh lúc nhiều lúc ít kèm các triệu chứng như đau bụng dữ dội, mệt mỏi,… Bạn nên đến bệnh viện kiểm tra, xác định nguyên nhân và điều trị kịp thời.

Vô kinh

Nếu trên 18 tuổi nhưng vẫn chưa có kinh nguyệt hoặc đã từng có kinh nhưng bị tắt trong vòng 6 tháng liên tục sẽ được coi là vô kinh. Rối loạn chức năng tuyến giáp, dị tật bẩm sinh là hai trong số những yếu tố chính dẫn đến tình trạng tắt kinh, vô kinh. Những trường hợp này rất khó để mang thai, cần phải điều trị lâu dài mới có thể hy vọng có con.

Thống kinh (đau bụng kinh)

Thấy những dấu hiệu này đi khám ngay kẻo bị vô sinh mà không biết - 1

Chị em phụ nữ cần đi khám sớm khi bị đau bụng kinh dữ dội kèm các dấu hiệu bất thường. (Ảnh minh họa)

Thống kinh là hiện tượng đau vùng bụng dưới khi đến kỳ kinh nguyệt. Những cơn đau bụng kinh âm ỉ, đôi lúc đau dữ dội, quằn quại làm cho khí huyết khó lưu thông, huyết ứ, hạn chế quá trình kinh xuống. Nếu thường xuyên bị đau bụng kinh dữ dội và có thêm các dấu hiệu bất thường là vấn đề cần quan tâm. Chị em không nên chủ quan bởi nếu tình trạng này không được chữa trị sớm sẽ ảnh hưởng đến khả năng làm mẹ.

Tuyến vú kém phát triển

Tuyến vú kém phát triển cũng có thể là dấu hiệu của bệnh vô sinh nữ giới. Đến tuổi trưởng thành cùng tác động của yếu tố estrogen trong cơ thể, vùng ngực của phụ nữ sẽ phát triển rồi dần hoàn thiện. Vì vậy, nếu trên 18 tuổi mà tuyến vú vẫn chưa phát triển có thể do thiếu hụt nội tiết estrogen. Việc thiếu nội tiết tố này khiến buồng trứng phát triển kém, ảnh hưởng đến việc thụ thai.

Tay chân luôn lạnh

Nếu bàn chân và bàn tay của bạn luôn bị lạnh ngay cả khi đã đeo găng tay hay đi tất thì rất có thể là dấu hiệu của suy giáp (hoặc nhược giáp). Điều này có khả năng dẫn tới việc rụng trứng không thường xuyên và tác động tiêu cực đến chu kỳ kinh nguyệt.

Ngoài tình trạng tay chân lạnh còn xuất hiện một số triệu chứng khác như: Đầu gối bủn rủn không thể đứng lâu được, kinh nguyệt không đều kéo dài, thậm chí còn bị tắc kinh 1 - 2 tháng... thì bạn càng cần lưu ý vì rất có thể đó chính là nguyên nhân chính của tử cung lạnh gây hiếm muộn.

Có dịch chảy ra từ núm vú

Nếu bạn không mang thai hoặc đang cho con bú nhưng có chất lỏng rỉ ra từ núm vú thì rất có thể đây là dấu hiệu của tình trạng tăng prolactin huyết (Hyperprolactinemia). Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra hiện tượng này như các vấn đề về tuyến giáp, thuốc men hoặc khối u lành tính trên tuyến yên. Nồng độ prolactin cao gây ảnh hưởng đến sự cân bằng hormone và ảnh hưởng tiêu cực tới buồng trứng. Vì vậy, khi thấy dấu hiệu này bạn hãy đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt.

Lông mọc rậm bất thường

Tóc ngày càng mỏng nhưng lông ở các vùng khác như lông chân, lông tay, lông mặt… lại mọc rậm bất thường có thể là dấu hiệu của hội chứng buồng trứng đa nang - một trong những nguyên nhân gây vô sinh phổ biến.

Khí hư bất thường

Tình trạng khí hư ra nhiều, có màu vàng, dạng như bã đậu hoặc dạng nước kèm ngứa rát, khó chịu vùng âm đạo là những dấu hiệu nhận biết của các bệnh như viêm cổ tử cung, viêm phần phụ, viêm vùng chậu, viêm âm đạo và một số bệnh tình dục khác. Do đó, nếu thấy hiện tượng này bạn cần đi khám, sàng lọc để chẩn đoán các bệnh có thể gặp phải, từ đó có biện pháp điều trị kịp thời, hiệu quả, tránh bệnh diễn biến nặng thêm, gây ảnh hưởng đến khả năng sinh con về sau.

Chuyên mục:

Phụ Nữ - Làm Đẹp